| Tình hình là mình mới làm bài kiêm tra văn, giờ mình đang đợi điểm. Các mem trong AFC xem và góp ý cho mình nha!.
Đề bài: theo Xuân Diệu: "Trong thơ văn của Nguyễn Khuyến nức danh nhất là 3 bài thơ mùa thu: thu điếu, thu vịnh, thu ẩm". Anh, chị hãy phân tích những sáng tác trên trong mối quan hệ đối sánh để làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của từng thi phẩm.
Bài làm muathu là nguồn cảm hừng của các thi sĩ, thu mang một vẻ đẹp dịu nhẹ, thanh mảnh, khiến biết bao thi sĩ không thể cầm lòng mà sáng tác nên những bài thơ thu đặc sắc, hấp dẫn. Và nhà thơ Nguyễn khuyến cũng không ngoại lệ, ông đã lấy cảm hứng từ mùa thu để sáng tác nên chùm thơ thu đẹp đẽ, độc đáo, cũng như lời nhận xét của nhà thơ Xuân Hương "Trong thơ văn của Nguyễn Khuyến nức danh nhất là 3 bài thơ mùa thu...". Chùm thơ ba bài thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến thu điếu, thu ẩm, thu vịnh, bài nào cũng rất hay, cũng mang một nét độc đáo riêng và những vẻ đẹp tình cảm trong mỗi bài đều gây ấm tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Độc đáo và khác biệt riêng qua cách nhìn của thời gian. Ở bài thi vịnh đó là cách nhìn từ xa đến gần, không gian ngày càng được thu nhỏ lại từ trời thu cao rộng, đến gió, rồi nước thu. Còn ở thu ẩm lại ngược với thu vịnh, thu ẩm được đặt điểm nhìn từ gần đến xa, từ khung cảnh bé nhỏ quen thuộc nhất đến khung cảnh rộng lớn của trời thu. Xong một không gian đa chiều, hài hòa, cân đối lại suất hiện trong thơ điếu, ta thấy toàn diện, toàn cảnh cao rộng của bần trời, cái sâu của ngõ trúc và chiếc thuyền câu bé nhỏ. Chính vì những điểm nhìn khác nhau ấy đã tạo nên ba bức tranh khác biệt, mang âm hưởng sắc điệu riêng. Tác giả đã nhận ra cái "xanh ngắt" đặc trưng của mùa thu, cái màu xanh mà không trời thu nào có được "trời thu xanh ngắt mấy từng cao", cái xanh của bầu trời lạ thường, đẹp đẽ, cao và rộng lớn biết bao, nhưng lúc khác tác giả lại có một băn khoăn , thắc mắc "Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt". Câu hỏi không cần lời đáp, chỉ là một câu hỏi để thể hiện sự ngạc nhiên, thẳng thốt trước vẻ đẹp của mùa thu. Cả ba bài thơ đều khiến cho trời thu thêm sống động ở mọi phương diện nhưng sắc thu vẫn không đổi. Đó là một thành công của tác giả, chắc tác giả phải yêu thiên nhiên, yêu mùa thu biết bao mới thấu hiểu, cảm nhận được những vẻ đẹp này. Sắc thu ở ba bài thơ đều có nét chung đó là sự dịu dàng, nhẹ nhàng và rất gần gũi, thanh sơ. Nhưng trong những nét chung, ba bước tranh thu ấy lại gợi ra một vẻ đẹp hấp dẫn, mới mẻ, không hề có sự trùng lặp nào. Ở thu điếu vẽ nên một chiếc thuyền bé "tẹo teo", một chiếc thuyền nhỏ nhắn nằm trong ao, làm cho sóng biếc hơi "gợn tí" chỉ là cái gợn nhẹ nhàng giống như chiếc lá vàng trước gió khẽ đưa nhẹ. Đây là hình ảnh nhỏ bé rất gần gũi, quen thuộc, mang vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng và quá êm dịu. Trong cái nhẹ nhàngcủa không gian thu ấy còn được thể hiên trong bài thu điếu. Ở bài thu vịnh ta bắt gặp được hình ảnh "cần trúc" thì ở bài thu điếu lai có "ngõ trúc" nơi gần gũi, quen thuộc với làng quê VN. Tác giả còn sử dụng cách gieo vần độc đáo trong hai bài thơ thu điếu và thu ẩm, cách gieo vần "eo" rất hợp lí, giúp câu văn thêm vần điệu và trôi chảy:"Trong veo, tẻo teo, lập lòe, trăng treo...". Tác giả mang trong mình một tình yêu thiên nhiên tha thiết, nhưng tình yêu đó vẫn chưa đủ, tác giả còn gửi gắm vào thơ bao tâm sự thầm kín, nó trở thành một nỗi thẹn: "nhân hứng cũng vừa toan cất bút, nghĩ ra lại thẹn với ông Đào!" Đó là nỗi "thẹn" khi đất nước đang rơi vào hoàn cảnh loạn lạc mà ông lại không thể giúp được gì, ông không thể thể hiện trí làm trai, không thể đóng góp tài năng và tâm huyết của mình để giúp nước nhà. Chỉ có thể: "Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo" Tác giả không thể đóng góp công lao giúp đất nước, nhưng lòng ông đâu được thanh thản, ông mang một nỗi buồn, xót xa trong lòng, ngồi câu mà đâu hề nghĩ đến cá. Vì đau lòng mà ông mượn rượu giải sầu: "Rượu tiếng ràng hay, nay chẳng mấy, Độ năm, ba chén đã say nhè." Tác giả chút hết tâm sự, buồn phiền vào bầu rượu, nhưng khi càng uống lại càng tỉnh, lại càng thêm đau khổ, xót xa. Hình ảnh trong ba bài thơ liên kết với nhau giúp ta cảm nhận được nỗi thẹn, sự xót xa, đau khổ của tác giả, tác giả đã mượn hình để nói lên tâm trạng mình. Mỗi bài thơ thu đều rất độc đáo, có sắc thái và nét riêng biệt. chúng đều mang một ý nghĩa nhưng lại được thể hiện khác nhau qua tài năng của tác giả Nguyễn Khuyến. Đúng như nhà thơ Xuân Diệu đã nói, chùm thơ thu của tác giả Nguyễn khuyến rất đặc sắc, chúng thấm xâu vào lòng mỗi độc giả, mang tâm hồn và tài năng của tác giả đến với người đọc. | |